• Breaking News

    Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

    “Làng sư tử đá” lớn nhất cả nước sẽ đi về đâu ?

    ĐT tư vấn:0932 283 888

    Hơn hai tháng sau khi Bộ VH-TT&DL ban hành công văn số 2662, ngày 8/8 về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục người Việt Nam”, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước rơi vào tình trạng tê liệt.


    Mộ không mái đá


    Mộ đá lục lăng


    Không ít câu hỏi được đặt ra, tương lai của làng nghề và của hàng nghìn con lân, sư tử đá trị giá đến vài trăm tỉ đồng sẽ đi đâu về đâu?


    Hàng trăm cơ sở phải ngừng sản xuất


    Thời gian qua, nhiều địa phương xuất hiện trào lưu trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị gây phản cảm ở những nơi công cộng. Trước tình trạng này, ngày 8/8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL gửi các ban, bộ, ngành, sở VH-TT&DL các tỉnh/thành, các cơ quan đơn vị yêu cầu không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.





    “Làng sư tử đá” lớn nhất cả nước ngắc ngoải chờ... “chết”?! - Ảnh 1



    Những cặp sư tử có giá trị cả trăm triệu đồng của bà D. giờ đành để không vì không bán được.


    Hơn hai tháng sau khi công văn số 2662 được ban hành, nhưng người dân ở TP.Đà Nẵng vẫn chưa thấy sự tích cực của nó, khi hàng loạt cơ quan công cộng, trụ sở cơ quan Nhà nước vẫn xuất hiện chình ình hàng loạt linh vật ngoại lai mang phong cách tả thực, Trung Quốc, châu Âu… Thế nhưng, ở một góc độ khác, công văn số 2662 ra đời, gây khó khăn trong việc tiêu thụ các mặt hàng của làng nghề sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước, đặc biệt là mặt hàng lân, nghê, sư tử đá… Trước tình trạng hàng sản xuất ra không bán được, buộc rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh tạm ngừng sản xuất, do mặt hàng chính là tượng lân, sư tử (chiếm 2/3 sản lượng-PV) không tiêu thụ được khiến doanh nghiệp không khỏi lao đao.


    Sáng 30/10, PV có mặt tại làng đá Non Nước (TP.Đà Nẵng). Trái ngược với không khí ồn ào náo nhiệt thời kỳ hoàng kim trước đây là sự vắng vẻ, tĩnh mịch đến lạ thường, bên trong những cơ sở sản xuất máy móc im lìm, không một bóng thợ. Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Ngọc D. (chủ cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ D.G trên đường Lê Văn Hiến, TP. Đà Nẵng) cho biết: “Các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, điêu khắc ở làng đá Non Nước vốn nổi tiếng bởi sự chiều khách, nhạy bén trong kinh doanh. Từ mặt hàng đơn giản đến những sản phẩm độc, chỉ cần khách hàng yêu cầu là chúng tôi làm. Những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng lân nghê, sư tử của khách hàng tăng cao nên tất cả các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ ở đây phần lớn đều chọn mặt hàng này là chủ đạo”.









    “Làng sư tử đá” lớn nhất cả nước ngắc ngoải chờ... “chết”?! - Ảnh 2



    Những cặp sư tử có giá trị cả trăm triệu đồng của bà D. giờ đành để không vì không bán được.


    Còn theo ông Nguyễn Văn X. (chủ cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ X.A., trên đường Huyền Trân Công Chúa): “Công văn số 2662 không chỉ khiến công việc kinh doanh tại hai cơ sở sản xuất, kinh doanh đá của mình rơi vào tình trạng trì trệ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động đang làm việc tại đây. Hiện tại, làng đá Non Nước đang có khoảng 3.000 thợ điêu khắc đá lành nghề. Việc các cơ sở sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ tạm thời ngừng sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng nghìn hộ gia đình, khi hàng nghìn thợ điêu khắc đá ở Non Nước vốn là các lao động chính trong gia đình phải nghỉ việc ở nhà do sản phẩm làm ra không bán được”.


    Vĩ thanh


    Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.Đà Nẵng cho biết: “Ngay sau khi Bộ VH-TT&DL ban hành công văn số 2662, thì Sở VH-TT&DL TP.Đà Nẵng và các ban ngành có liên quan tổ chức đối thoại với các hộ ở làng nghề. Tất cả các hộ đều cho rằng, chủ trương của Bộ VH-TT&DL là đúng đắn và nên thực hiện từ lâu. Ngoài băn khoăn về đầu ra cho những sản phẩm lân, sư tử…, được sản xuất từ trước đó có giá trị đến vài trăm tỉ đồng nay đột nhiên phải bỏ đi thì họ cũng đề nghị các cơ quan chức năng phải có thông báo hướng dẫn cụ thể các tiêu chí để xác định biểu tượng, tượng linh vật như thế nào là vi phạm thuần phong mỹ tục. Tượng linh vật nào không được phép sử dụng tại các địa điểm di tích, công sở… cũng như lộ trình, thời gian thực hiện để làng nghề có định hướng cho việc sản xuất kinh doanh”.


    Đồng tình với quan điểm của ông Chiến và các hộ sản xuất ở làng Non nước, ông Huỳnh Đức Thơ – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho rằng: “Thời gian sắp tới Bộ nên có Thông tư quy định việc đặt tượng ở các công trình văn hóa, cơ quan, công sở, điểm công cộng để dễ quản lý, đồng thời có định hướng xác định rõ ràng về mẫu mã loại linh vật truyền thống của người Việt để các làng nghề ổn định sản xuất, phát triển”. Cũng theo ông Thơ: “Trong hội thảo và triển lãm giới thiệu hình ảnh, tiêu chí linh vật truyền thống của người Việt sắp tới tại Hà Nội vào tháng 11, ngoài việc có đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, ban tổ chức nên mời người dân ở các làng nghề tham gia có tiếng nói, tránh những chủ trương “trên trời”, áp đặt, gây thiệt hại cho các hộ sản xuất, kinh doanh”.


    Theo: Doisongphapluat.com


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét